Kỹ thuật ngón tay chơi piano

10/09/2018 - Âm nhạc & Cuộc sống

k-132Kỹ thuật, ngón tay trong nguyên tắc dạy Piano của Nhạc sĩ Frederic Chopin (1910-1949). Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của phương pháp sư phạm piano của Chopin là nhằm đạt được cách nhấn phím (touch) đẹp. Đó là cốt lõi của toàn bộ phương pháp Chopin dạy về kỹ thuật và ngón tay. Trong giảng dạy của Chopin kỹ thuật luôn đi đôi với biểu hiện. Ông tin rằng “sự khéo léo về kỹ thuật không phải là mục đích của chính nó, mà chỉ đơn thuần là một phương tiện giải phóng bàn tay để thể hiện âm nhạc”. Chopin thường bắt đầu buổi dạy của mình bằng các bài tập nhằm phát triển độ dẻo của bàn tay. Mikuli viết: Chopin rất quan tâm tới việc làm sao đôi tay của học trò không bị cứng, gò bó, chuyển động giật cục. Một trong các kỹ thuật cần thiết đầu tiên là bàn tay phải mềm dẻo, và các ngón tay phải chuyển động độc lập trong khi chơi.

Ông không ngừng nhắc đi nhắc lại rằng các bài tập như vậy không được phép biến thành cơ học, mà phải dựa trên trí thông minh và nghị lực của học trò, và vì thế việc tập đi tập lại tới 20 – 40 lần (mà nhiều trường phái sư phạm piano đến giờ vẫn ưa chuộng) không đem lại gì tốt đẹp, chưa nói đến cách tập Kalkbrenner thường dạy học trò: vừa tập gamme vừa đọc báo. Chopin không tin vào việc tập các bài tập một cách cơ học và thiếu suy nghĩ. Khi ông dạy các bài tập làm mềm tay, ông chỉ yêu cầu học trò tập trung toàn bộ tinh thần cũng như sức lực. Ông viết: Đối với những người học nghệ thuật nhấn phím, tôi có vài lời khuyên mà kinh nghiệm của tôi, đã chứng minh là thực sự có giá trị. Nhiều phương pháp vô ích đã được người ta đem áp dụng để dạy chơi piano, các phương pháp không dựa trên sự hiểu biết về nhạc cụ. Các phương pháp này cũng tương tự như việc dạy một người nào đó đi bộ bằng hai tay. Kết quả là học trò quên hẳn phải đi bộ như thế nào cho đúng cách, đồng thời cũng học được rất ít cách đi bằng hai tay.

Họ không thể chơi nhạc với ý nghĩa thực sự của chơi nhạc, và những bài tập khó khăn mà họ cố tập để vượt qua chẳng liên quan gì tới các tác phẩm của các bậc thầy vĩ đại. Những khó khăn này là lý thuyết, một loại làm xiếc mới. Tôi không quan tâm tới các lý thuyết khéo léo dù chúng có giá trị đến mấy, mà tôi đi thẳng vào gốc rễ của vấn đề. Trái với các nhà sư phạm piano đương thời, những người dùng các bài tập nặng nề và gò bó nhằm đạt sự bình đẳng giữa các ngón tay, Chopin cho rằng mỗi ngón tay có đặc điểm riêng. Ông đề cao sự bất bình đẳng tự nhiên của các ngón tay như là một nguồn để đạt được sự đa dạng của âm sắc. Bằng cách này, ông đã giúp học trò phát triển các âm sắc phong phú trong tiếng đàn, đồng thời loại bỏ lao động tẻ nhạt trong cuộc chiến chống lại tướng mạo của chính họ.

Chopin viết: Trong một thời gian dài, chúng ta hành động chống lại tự nhiên bằng cách luyện các ngón tay của chúng ta sao cho chúng mạnh mẽ như nhau. Vì mỗi ngón tay được hình thành một cách khác nhau, tốt hơn là không nên làm hỏng sự quyến rũ đặc biệt về độ nhấn của từng ngón, mà ngược lại cần phát triển nó. Sức mạnh của mỗi ngón tay được xác định bởi hình dạng của nó: ngón tay cái to nhất, ngắn nhất và tự do nhất là ngón khoẻ nhất; ngón út thì hoàn toàn ngược lại. Ngón giữa làm trụ. Ngón nhẫn là ngón yếu nhất, bị dính vào ngón giữa, và có chung một dây chằng với ngón giữa. Người ta từng cố tập để tách ngón này ra khỏi ngón giữa nhưng không thể, và rất may là cũng không cần thiết phải làm như thế.

Âm thanh cũng khác nhau như những ngón tay vậy… Những kỹ thuật đó được thể hiện trong các sáng tác của ông. Một trong số đó là các bài étude của Chopin rất khó chơi nhưng lại có khả năng rèn luyện tốt thỉnh âm, tiêu biểu là Etude in C# minor Op.10 No.4, một bản étude được coi là chuẩn mực về sáng tác étude,ngày nay chúng thường xuyên là bài thi bắt buộc trong cuộc thi âm nhạc Chopin…

— Klavierhaus, Passion for Piano —